Chọn nhà thầu như thế nào để tiết kiệm chi phí xây nhà?

Nhiều gia chủ khi bắt tay vào xây dựng ngôi nhà - tài sản lớn của đời người, thấy bối rối trong việc tìm chọn nhà thầu xây dựng như ý. Cùng Mahaland.vn tìm hiểu cụ thể bên dưới!

Bí quyết chọn nhà thầu giúp tiết kiệm chi phí xây nhà

Vậy yếu tố nào để nhận diện được những nhà thầu chuyên nghiệp có thể giúp bạn xây dựng một ngôi nhà bền đẹp mà vẫn tiết kiệm chi phí về lâu dài? Dưới đây là một số gợi ý rất hữu ích về tiêu chí đánh giá, chọn lựa người đặt nền móng cho tổ ấm của bạn.

Tham khảo các công trình đã hoàn công của nhà thầu

Nhà thầu có tay nghề cao luôn bảo đảm chất lượng xây dựng đạt chuẩn kỹ thuật mà vẫn hoàn thành đúng hạn. Họ sẽ giúp gia chủ tính toán từ nhân công đến vật tư, thời gian sao cho ngôi nhà được hoàn thành đúng hạn định và chi phí hợp lý nhất với chất lượng cao nhất. Nên xem qua những công trình mà nhà thầu đã từng thực hiện có quy mô tương tự như ngôi nhà bạn dự định xây dựng và hỏi thăm các gia chủ về cách làm việc, trình độ tay nghề nhà thầu để có sự tham khảo tốt hơn.

Chỉ lựa chọn vật liệu xây dựng tốt cho phần thô

Vật liệu xây dựng chất lượng cao không chỉ giúp ngôi nhà có nền móng cứng cáp, độ bền cao, tăng tuổi thọ cho ngôi nhà mà còn giúp bạn giảm được chi phí bảo dưỡng nhà sau nhiều năm sử dụng. Bằng hiểu biết chuyên môn, nhà thầu sẽ tư vấn chủ nhà cách chọn và sử dụng vật liệu xây dựng như xi măng, cát, gạch... để ngôi nhà vừa bền đẹp vừa bảo đảm trong ngân sách. Đó là lợi ích mà các gia chủ chỉ có được khi chọn nhà thầu chuyên nghiệp. Nhà thầu Nguyễn Ngọc Phương cho biết: “Về phía nhà thầu, cần thuyết phục và phân tích cho chủ nhà nên chọn xi măng Holcim, chỉ mắc hơn loại khác chút ít nhưng khi xây thì lợi hơn rất nhiều, tính ra thì tiết kiệm hơn. Về lâu dài đảm bảo chất lượng lẫn chi phí hơn”.

Dày dặn kinh nghiệm thực tế

Số năm kinh nghiệm thực tế cũng phản ánh mức độ chuyên nghiệp của nhà thầu. Những tình huống thực hiện công trình khác nhau mà nhà thầu đã trải qua giúp họ tiên liệu và thiết lập một phương án thi công phù hợp nhất với ngôi nhà của gia chủ. Nhờ vậy, nhà thầu ứng phó tốt hơn trước những yếu tố bất ngờ xảy ra; bản thân gia chủ cũng kiểm soát chi phí tốt hơn. “Một nhà thầu tốt sẽ tư vấn cho chủ nhà biết phần nào quan trọng để ưu tiên làm tốt nhất, phần nào có thể giản lược đi. Với tôi, phần móng là quan trọng nhất và không nên tiết kiệm phần này. Tôi thường khuyên chủ nhà chọn đúng xi măng Holcim và phải trộn bằng máy, cối”, là chia sẻ của nhà thầu Dương Minh Quyền tại cuộc thi tay nghề xây dựng uy tín Chiếc Bay Vàng 2015.

Thời gian thi công đúng hẹn

Hãy yêu cầu nhà thầu trình bày bản kế hoạch chi tiết tiến độ công trình, cách phân bổ thời gian cho từng khâu xây dựng. Một nhà thầu tốt sẽ luôn muốn tiết kiệm thời gian, chi phí nhân công cho cả hai phía. Theo ý kiến của nhà thầu Lâm Thanh Hải tại Cà Mau, anh thường lựa chọn xi măng Holcim phối trộn bê tông để bê tông có độ kết dính tốt trong thời gian ngắn, vừa giúp móng bền chắc vừa tiết kiệm thời gian thi công. Khi thời gian được giảm thiểu, chi phí điều động nhân công cũng tỷ lệ thuận theo mà chất lượng công trình vẫn luôn đảm bảo tiêu chuẩn cao nhất.

Đội nhân công đồng đều tay nghề

Trong quá trình tham quan, gặp gỡ chủ nhà khác, hãy lắng nghe ý kiến của họ về đội ngũ nhân công, cách họ đã thực hiện công việc như thế nào. Ngoài ra, hãy thống nhất kỹ với nhà thầu về số người cần thiết cho công trình, nhiệm vụ, vai trò của từng nhóm để hai bên dễ quản lý chất lượng thi công lẫn thống nhất về việc định giá hơn.

Cách tính diện tích để dự toán chi phí xây nhà cụ thể

Trong cách tính chi phí xây nhà, có 7 loại diện tích cần nắm rõ là:

  1. Diện tích sàn
  2. Diện tích móng
  3. Diện tích mái nhà
  4. Diện tích tum
  5. Diện tích tầng hầm
  6. Diện tích sân
  7. Diện tích ban công

Chi tiết như sau:

Diện tích sàn

Để tính được tổng diện tích sàn sử dụng, cần thực hiện phép cộng trên toàn bộ diện tích sàn ở các tầng trong nhà. Tùy theo kiểu thiết kế của nhà ở mà hệ số sàn sẽ khác nhau: Có những phần sàn có lát gạch, mái che và cũng có những phần sàn có lát gạch nhưng không có mái che như ở sân thượng, sân trước hoặc sân sau, phần diện tích thông tầng.

Diện tích móng

Phần diện tích móng nếu không được tính toán tốt sẽ gây mất an toàn cho ngôi nhà của bạn. Đối với từng loại móng nhà khác nhau thì sẽ có hệ số tính cũng như chi phí nhân công khác nhau, gia chủ cần lưu ý đến điều này để có cách tính chi phí xây nhà chuẩn nhất.

Món đơn được tính theo hệ số 40% diện tích. Đối với móng băng sẽ có hệ số 50% và móng bè sẽ được tính theo hệ số 100% diện tích.

Tìm hiểu thêm về:

Diện tích mái nhà

Cũng giống như móng nhà, tùy từng loại mái nhà sẽ có cách tính diện tích theo hệ số khác nhau. Ví dụ mái nhà được xây bằng vật liệu bê tông cốt thép nhưng không lát gạch có hệ số 50% diện tích, đối với mái nhà được lát gạch thì hệ số này là 60%.

Diện tích tum

Phần diện tích tum có thể là toàn bộ diện tích sàn hoặc có chừa một phần sân thượng, phụ thuộc vào mong muốn của gia chủ. Diện tích tầng tum sẽ được tính là 100% diện tích sử dụng nhà ở.

Diện tích tầng hầm

Diện tích tầng hầm sẽ được tính phụ thuộc vào độ sâu, cụ thể:

  1. Đối với độ sâu dưới 1,5m so với code đỉnh ra thì sẽ tính là 150% diện tích.
  2. Độ sâu dưới 1,7m so với code đỉnh ra, diện tích hầm được tính là 170% diện tích.
  3. Độ sâu dưới 2m thì hệ số sẽ là 200% diện tích và với độ sâu dưới 3m thì giá cả sẽ được thông báo sau khi nhà thầu thực hiện khảo sát.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách tính giá xây nhà bằng công cụ đơn giản

Diện tích sân

Diện tích phần sân nhà có đổ cột, đà kiềng, được lát gạch và xây dựng tường rào sẽ được tính theo hệ số tương ứng như sau:

  1. Sân có diện tích dưới 15m2 thì tính 100% diện tích.
  2. Dưới 30m2 thì tính 70% diện tích.
  3. Trên 30m2 thì tính 50% diện tích.
  4. Đối với sân thượng được thiết kế kèm mái che, trang trí thì tính 75% diện tích.

Diện tích ban công

Diện tích ban công sẽ có cách tính khác nhau, tương ứng với việc có mái che, lát nền hay không. Cụ thể:

  1. Với ban công có mái che thì sẽ tính là 100% diện tích.
  2. Nếu ban công không có mái che nhưng có lát nền sẽ tính là 70% diện tích.
  3. Ô thông tầng nếu lớn hơn 8m2 sẽ tính 50% diện tích.

Bạn hoàn toàn có thể dùng những kinh nghiệm được chia sẻ bên trên để tham khảo khi có nhu cầu mua bán nhà đất hoặc mua bán căn hộ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dịch vụ đăng tin mua bán nhà đất của Mahaland nếu có nhu cầu!

Một số từ khóa được quan tâm nhiều nhất:

Nguồn tham khảo: Thanh niên online