Lãng phí: xây nhà tang lễ nhưng không sử dụng

"Xây dựng xong mà không phục vụ được cho đời sống người dân lại còn tốn tiền bảo vệ thì lãng phí quá". Cùng Mahaland.vn tìm hiểu thông tin chi tiết bên dưới!

Những công trình "làm nghèo" đất nước

Năm 2014, UBND tỉnh Kon Tum giao cho Công ty CP môi trường đô thị TP.Kon Tum làm chủ đầu tư xây dựng nhà tang lễ tỉnh Kon Tum (P.Ngô Mây, TP.Kon Tum) với số vốn ngân sách hơn 12 tỉ đồng. Năm 2015, công trình này được nghiệm thu, đưa vào sử dụng.

Dù từ khi hoàn thành (năm 2015) đến nay chưa từng tổ chức tang lễ, thế nhưng công trình này vẫn ngốn hàng trăm triệu đồng chi phí quản lý, bảo vệ mỗi năm. “Xây dựng xong mà không phục vụ được cho đời sống người dân lại còn tốn tiền bảo vệ thì lãng phí quá”, anh Nguyễn Hà Nam (ở P.Trường Chinh, TP.Kon Tum) còn tỏ ra bất ngờ khi nghe đến việc trên địa bàn thành phố có 1 nhà tang lễ.

Theo ông Trương Cảnh Vinh, Phó tổng giám đốc Công ty CP môi trường đô thị TP.Kon Tum, năm 2016 UBND tỉnh Kon Tum đặt hàng cho công ty này quản lý, bảo vệ nhà tang lễ. Kinh phí quản lý, duy trì vệ sinh, cây xanh và bảo vệ khoảng 190 triệu đồng/năm. Ông Vinh xác nhận từ khi hình thành đến nay, chưa có tang lễ nào được tổ chức tại đây.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum, hiện TP.Kon Tum là đô thị loại 3. Theo quy định, đô thị loại 3 phải có nhà tang lễ đảm bảo các điều kiện để phát triển đô thị. Theo Nghị quyết 1210/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, đô thị loại 2 phải có 2 nhà tang lễ, đô thị loại 3 phải có 1 nhà tang lễ. Nhà tang lễ là một trong những chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng để xác định quy mô đô thị.

Cách tính diện tích để dự toán chi phí xây nhà cụ thể

Có 7 loại diện tích cần nắm rõ trong quá trình dự toán chi phí xây nhà với cách tính chi tiết như sau:

Diện tích sàn

Để tính được tổng diện tích sàn sử dụng, cần thực hiện phép cộng trên toàn bộ diện tích sàn ở các tầng trong nhà. Tùy theo kiểu thiết kế của nhà ở mà hệ số sàn sẽ khác nhau: Có những phần sàn có lát gạch, mái che và cũng có những phần sàn có lát gạch nhưng không có mái che như ở sân thượng, sân trước hoặc sân sau, phần diện tích thông tầng.

Diện tích móng

Phần diện tích móng nếu không được tính toán tốt sẽ gây mất an toàn cho ngôi nhà của bạn. Đối với từng loại móng nhà khác nhau thì sẽ có hệ số tính cũng như chi phí nhân công khác nhau, gia chủ cần lưu ý đến điều này để có cách tính chi phí xây nhà chuẩn nhất.

Món đơn được tính theo hệ số 40% diện tích. Đối với móng băng sẽ có hệ số 50% và móng bè sẽ được tính theo hệ số 100% diện tích.

Diện tích mái nhà

Cũng giống như móng nhà, tùy từng loại mái nhà sẽ có cách tính diện tích mái nhà theo hệ số khác nhau. Ví dụ mái nhà được xây bằng vật liệu bê tông cốt thép nhưng không lát gạch có hệ số 50% diện tích, đối với mái nhà được lát gạch thì hệ số này là 60%.

Xem thêm về: Cách tính chi phí xây nhà theo mét vuông.

Diện tích tum

Phần diện tích tum có thể là toàn bộ diện tích sàn hoặc có chừa một phần sân thượng, phụ thuộc vào mong muốn của gia chủ. Diện tích tầng tum sẽ được tính là 100% diện tích sử dụng nhà ở.

Diện tích tầng hầm

Diện tích tầng hầm sẽ được tính phụ thuộc vào độ sâu, cụ thể:

  1. Đối với độ sâu dưới 1,5m so với code đỉnh ra thì sẽ tính là 150% diện tích.
  2. Độ sâu dưới 1,7m so với code đỉnh ra, diện tích hầm được tính là 170% diện tích.
  3. Độ sâu dưới 2m thì hệ số sẽ là 200% diện tích và với độ sâu dưới 3m thì giá cả sẽ được thông báo sau khi nhà thầu thực hiện khảo sát.

Đọc thêm:

Diện tích sân

Diện tích phần sân nhà có đổ cột, đà kiềng, được lát gạch và xây dựng tường rào sẽ được tính theo hệ số tương ứng như sau:

  1. Sân có diện tích dưới 15m2 thì tính 100% diện tích.
  2. Dưới 30m2 thì tính 70% diện tích.
  3. Trên 30m2 thì tính 50% diện tích.
  4. Đối với sân thượng được thiết kế kèm mái che, trang trí thì tính 75% diện tích.

Diện tích ban công

Diện tích ban công sẽ có cách tính khác nhau, tương ứng với việc có mái che, lát nền hay không. Cụ thể:

  1. Với ban công có mái che thì sẽ tính là 100% diện tích.
  2. Nếu ban công không có mái che nhưng có lát nền sẽ tính là 70% diện tích.
  3. Ô thông tầng nếu lớn hơn 8m2 sẽ tính 50% diện tích.

Bạn hoàn toàn có thể dùng những kinh nghiệm được chia sẻ bên trên để tham khảo khi có nhu cầu mua bán nhà đất (hoặc mua bán căn hộ). Tuy nhiên, bạn cần biết rằng chi phí xây nhà tại mỗi tỉnh thành hoặc quận huyện sẽ có một sự chênh lệch nhất định, phụ thuộc vào giá cả thị trường và các loại thuế phí. Ví dụ, giá nhà tại TPHCM thường sẽ cao hơn giá nhà tại Thanh Hóa, Nha Trang,... Nếu bạn có ý định mua bán nhà đất TPHCM, ngoài việc dự toán chi phí xây nhà để xem giá cả có hợp lý chưa, bạn có thể tìm hiểu thêm về sự khác biệt trong thuế phí xây nhà giữa các quận huyện trong TPHCM hoặc giá cả mỗi khu vực của TPHCM bao nhiêu là hợp lý!

Bên cạnh đó, đừng quên đăng tin mua bán nhà đất tại Mahaland.vn khi có nhu cầu!

Nguồn tham khảo: Thanhnien.vn