Nghịch lý khi nói đến giá bất động sản ven biển Tuy Hoà Phú Yên

Với nhiều lợi thế, bất động sản ven biển luôn được đánh giá là kênh đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên giá bất động sản tại phố biển Tuy Hòa hiện nay được các chuyên gia nhận định chưa xứng tầm với tiềm năng cũng như sự phát triển của thành phố này trong thời gian qua.

Nghịch lý khi nói đến giá bất động sản ven biển Tuy Hoà Phú Yên
Nghịch lý khi nói đến giá bất động sản ven biển Tuy Hoà Phú Yên

Bất động sản ven biển luôn có tiềm năng gia tăng giá trị

Bất động sản ven biển từ trước tới nay vẫn luôn được đánh giá là kênh đầu tư tiềm năng. Giá trị tăng cao và nguồn cung hạn chế là hai điều quan trọng khiến cho sức hút và mức độ quan tâm của giới đầu tư địa ốc đến bất động sản ven biển càng lớn. Trong đó những địa phương nào có biển đẹp, sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh, hạ tầng kết nối đồng bộ đều là tâm điểm lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư.

Thực tế đã chứng minh, bất động sản ven biển không ngừng gia tăng giá trị bền vững theo thời gian và không sụt giảm giá trị dù thị trường biến động.

Khảo sát thị trường của một doanh nghiệp bất động sản cho thấy giá đất trên tuyến đường Trần Phú (Nha Trang) hiện đạt từ 500 triệu – 800 triệu đồng/m2, con đường du lịch Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt (Đà Nẵng) ghi nhận mức giá 300 – 400 triệu đồng/m2, tuyến đường ven biển Xuân Diệu, Quy Nhơn cũng giao động từ 250 – 350 triệu đồng/m2…

Cũng theo kết quả khảo sát này, trung bình giá đất trên đại lộ Hùng Vương, TP Tuy Hòa – con đường quy tụ hàng loạt dự án lớn, có quy mô nghìn tỷ như Regal Maison Phu Yen, TNR Grand Place, Apec Mandala Wynham Phu Yen, Vincom Phú Yên… hiện nay dao động chỉ từ 80 – 100 triệu đồng/m2. Trong khi đó, Phú Yên là địa phương nằm giữa Bình Định và Khánh Hòa với những cung đường ven biển tuyệt đẹp được ví như "dải lụa vàng" đầu tư nhờ hội tụ nhiều điểm hiếm có lại cùng nằm trên dải đất duyên hải Nam Trung Bộ có nguồn tài nguyên thiên nhiên tươi đẹp, con người ôn hòa mến khách, nền khí hậu, văn hóa, ẩm thực có nhiều nét tương đồng. Vì vậy, so với giá trị bất động sản ven biển của các địa phương cùng khu vực thì mức giá bất động sản ven biển hiện nay tại Phú Yên được đánh giá là chưa xứng tầm với tiềm năng phát triển của địa phương này. Giới đầu tư nhận định, dư địa tăng trưởng của bất động sản tại khu vực này là vô cùng lớn.

Xem thêm:

Phú Yên – Điểm đến mới của bất động sản ven biển

Trong khi nhiều thị trường truyền thống như Nha Trang, Đà Nẵng hay Phú Quốc có thể coi là đã bắt đầu bão hòa khi giá bất động sản ở những khu vực này luôn ở mức cao thì với những thị trường mới nổi như Phú Yên, Quảng Bình, Bình Thuận, Bình Định, Ninh Thuận lại là cơ hội lớn khi đang nắm giữ lợi thế về quỹ đất, hạ tầng và chính sách đầu tư.

Một trong những khu vực được xem là tiềm năng hàng đầu hiện nay có thể kể đến là Phú Yên, nơi sở hữu 189 km đường bờ biển với nét cắt tự nhiên, núi biển liền kề tạo địa thế "tựa sơn hướng hải", có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá.... mang vẻ đẹp nguyên sơ, là tiềm năng rất lớn cho du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Giá bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản ven biển tại đây còn thấp hơn rất nhiều so với trung bình khu vực cùng nhiều chính sách ưu đãi của chính quyền địa phương đang trở thành điểm đến mới thu hút đông đảo doanh nghiệp và các nhà đầu tư đổ về.

Theo các chuyên gia, 5 năm trở lại đây, Phú Yên đã trở mình, đánh thức những tiềm năng của mảnh đất nơi đây. Xác định mục tiêu tăng trưởng GRDP lên mức 14% vào năm 2025 và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Phú Yên áp dụng nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút các "cá mập" ngành BĐS "đổ bộ" đầu tư tại địa phương. Hàng loạt ông lớn trong ngành bất động sản đều đã "tụ hội" về đây như Vingroup, Đất Xanh Miền Trung, APEC Group, TH True Milk, T&T Group, Vinaconex, Hưng Thịnh, FLC, TNR, Geleximco, Cloud Gate, Ecoland, SOVICO, Hải Phát Invest, Everland, Tân Việt An,... Việc thu hút các "đại bàng" về "làm tổ" sẽ tạo điều kiện cho Phú Yên phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Cùng với chủ trương thu hút nhà đầu tư, chính quyền tỉnh Phú Yên cũng đang gấp rút triển khai hàng loạt dự án liên quan đến việc thúc đẩy hạ tầng như kế hoạch nâng cấp Cảng hàng không Tuy Hòa, nâng cấp cảng Vũng Rô, xây thêm cây cầu thứ 3 vượt sông Đà Rằng – nối liền đại lộ Phan Chu Trinh (Nam Tuy Hòa) và Nguyễn Trãi (Bắc Tuy Hòa),… Đặc biệt, sáng 19/02/2022 vừa qua, lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên đã có cuộc họp với Bộ Giao thông- Vận tải về việc phối hợp triển khai dự án Cao tốc Quy Nhơn – Chí Thạnh với tổng chiều dài 49km đi qua các địa phương: Huyện Tuy An, TP Tuy Hòa, huyện Phú Hòa, huyện Tây Hòa và TX Đông Hòa. Theo đó, quy mô đầu tư dự án phân kỳ 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, vận tốc thiết kế 80km/h với tổng mức đầu tư gần 12.300 tỷ đồng. Điều này chắc chắn sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển về mặt giao thương, đưa kinh tế Phú Yên có những bước nhảy vọt trong tương lai.

Những thông tin tích cực trên thực sự là cơ hội đáng chờ đợi để Phú Yên chuyển mình thành một "Đà Nẵng thứ 2" của miền Trung, mở ra triển vọng phát triển du lịch, dịch vụ và đô thị. Từ đây bất động sản khu vực được thúc đẩy tăng trưởng, đưa đến cơ hội gia tăng lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư tiên phong.

Nguồn: https://cafef.vn/nghich-ly-gia-bat-dong-san-ven-bien-tuy-hoa-phu-yen-20220225194438109.chn

Xem thêm:

Nếu nhìn đồng bằng Tuy Hòa - Phú Yên là một hình tam giác với cạnh đáy mở ra phía biển và đỉnh là vị trí thành Hồ, có thể thấy một quần thể di tích văn hóa Champa bao bọc quanh lưu vực hạ nguồn sông Ba. Dấu ấn Champa hiện hữu hầu khắp và mật tập, từ tòa thành Hồ được xây dựng trên vị trí yết hầu, mang tính chiến lược, là cửa ngõ để đi đến vùng sơn động, trấn giữ trục lộ huyết mạch từ đông xuyên tây trong quá khứ, chí đến những đoạn trường luỹ, những tháp Nhạn, Phú Lâm..., bia Chợ Dinh, hay hệ thống giếng cổ ở khu vực ven duyên...đã khiến cho vùng đất này trở thành địa bàn quan trọng một thời của các Mandala Champa trong quá khứ. Rồi đây đó, những đầu tượng, bi ký, phù điêu đất nung...dần phát lộ trong quá trình sinh sống của cộng đồng cư dân hậu trú càng chứng tỏ một quá khứ phồn thịnh của lớp người tiền trú nơi đây.

Tháp Nhạn nhìn từ phía dưới sông Ba
Tháp Nhạn nhìn từ phía dưới sông Ba

Những mảng màu văn hóa bản địa...

Trong lịch sử, với hấp lực của những món lợi kếch xù trong những mối quan hệ giao thương, từ rất sớm, người Hoa đã có mặt ở vùng đất này và nhanh chóng thủ đắc hệ chi lưu của mạng lưới trao đổi - một biểu hiện rất đặc thù của hệ thống mạng lưới con đường muối ở miền Nam Trung bộ Việt Nam. Nhiều di tích bến thuyền xưa ở Tuy Hòa còn lưu dấu đây đó qua nhiều câu chuyện kể, trong ký ức người già về một thời tấp nập, ví như Vĩnh Toàn Phát Mã đầu của gia tộc Bang Liềm... Thế nhưng, việc di chuyển trên dòng sông vốn không hề đơn giản bởi chướng ngại đá ngầm, đúng như nguyên nghĩa tên gọi Dak Pirong của nó. Mặt Hàn - Đồng Cam là một địa điểm điển hình với hình ảnh của hàng rào đá nổi khắp lòng sông, cũng chính từ gợi ý này, người Pháp đã tận dụng và xây nên con đập thuỷ lợi khá nổi tiếng dưới thời thuộc địa, con đập mà mãi cho đến hiện nay, ngày ngày vẫn tưới mát cho cánh đồng tươi trẻ, phì nhiêu Tuy Hòa.

Gắn liền với sông Ba là hình ảnh chiếc ghe Kinh cùng lá buồm màu trắng. Có thể nói rằng, từ xưa đến nay, ghe Kinh luôn là phương tiện đặc thù và duy nhất để ngược, xuôi dòng. Có người bảo rằng Kinh là ghe của người Kinh, từ gọi phân biệt với thuyền độc mộc của người miền thượng. Cũng có người bảo rằng Kinh chính là đi - đi buôn Thượng. Mỗi một chuyến đi kéo dài đến đơn vị tháng của vợ chồng người chủ ghe với hàng hóa chất ngập trong khoang. Mắm, muối, ché, chiêng...cần thiết cho người miền Thượng, hoặc nông sản, hoặc là lâm thổ sản quý giá đối với người đồng bằng.

Những bất lợi trong việc di chuyển trên dòng sông cũng chính là nguyên nhân hình thành rất nhiều chợ phiên ở đôi bờ, là chốn dừng chân và trao đổi hàng hóa trong hải trình ngược xuôi đầy mệt nhọc. Và rồi xe thổ mộ, cộ bò, sức người, sức ngựa...đã được nhiều lớp người tận dụng để vận chuyển hàng hoá một thời. Nó phổ biến đến mức từng hình thành một làng chuyên nuôi và thuần dưỡng ngựa ở tả ngạn dòng sông, và hình ảnh chiếc xe thồ với con ngựa kéo đã hằn nên vết dấu trong ký ức người Phú Yên, kể cả những viễn khách một đôi lần từng đến với miền đất tươi đẹp này.

Sự trắc trở trong kiếm tìm sinh kế đã khiến nhiều loại hình tín ngưỡng dân gian xuất hiện làm tảng nền cho cho lẽ sống lẫn niềm tin. Nhiều miếu thờ hiện diện khắp vùng lưu vực ghi dấu nhiều lớp áo tiếp biến văn hoá. Và thường niên, đôi bờ dòng chảy sông Ba, nhiều lễ hội truyền thống đã được cộng đồng cư dân tổ chức như một cách để tiếp nối mạch nguồn, mạch nguồn cá nhân mỗi con người, của dòng tộc..., và của cộng đồng làng thôn.

Một “đại lộ” thuận lợi từ gợi ý của tự nhiên...

Có thể nói rằng, hiếm có con sông nào trên dải đất miền Trung Việt Nam có được bề dày lịch sử như Sông Ba - Đà Rằng ở Phú Yên. Vào những thế kỷ đầu Công Nguyên, trên những hải đồ cổ được vẽ bởi người La Mã, dòng sông này từng được ghi chú một cách cẩn trọng với tên gọi Dairios. Một âm vị Latin cổ, mà nhiều người vẫn cho đấy chính là tiền thân của tên gọi hiện nay, sau nhiều lần biến âm qua một diễn trình tiếp nhận phù hợp với văn hoá người bản địa. Dairios - Dak Pirong - Ea Rarang...rồi Đà Rằng, những tên gọi lưu dấu một dòng chảy, trong quá khứ từng là điểm dừng quan trọng trên con đường mậu dịch hải thương.

Với dòng chảy dài và khá lạ lùng trong quá trình tích thuỷ, từ những con ngòi nhỏ ẩn khuất giữa rừng già vùng sơn địa Ngọc Rô, băng qua miền đất Tây Nguyên, dòng sông bắt đầu bằng sự hợp lưu của Ia Pa và Ayun - sông Cha và sông Mẹ theo cách gọi của người Jarai, mà địa vực cư trú của họ, một thời từng là tiêu điểm của nhiều chuyến thám hiểm được thực hiện dưới thời thuộc Pháp. Nơi thượng nguồn, vùng đất của sử thi, không gian của cồng chiêng, “miền đất huyền ảo”, vùng đất chứa đựng nhiều ẩn số thú vị dưới nhiều giác độ, với sự hiện diện của các M’tao, Pơtao Apui, Pơtao Ea (vua Lửa, vua Nước) nhiều quyền năng, trong quá khứ từng nắm giữ thanh gươm thần đậm sắc màu thần thoại.

“Đó thực sự là một trong những lối mở quan trọng vào cao nguyên phía Tây”, dòng chảy này là mạch nguồn, là con đường kết nối nhiều nền văn hóa, từ những buôn làng miền núi của người Ê Đê Mdhur, người Jarai, đến vùng bán sơn địa Sơn Hòa, Sông Hinh, đồng bằng, rồi những ngôi làng Việt ven biển.

Nơi hạ nguồn, cửa sông Ba, dưới giác độ địa lý, đơn giản chỉ là nơi nước sông về với biển, vực nước giao hòa giữa hai dòng mặn ngọt, nhưng không vì thế mà tên gọi của nó kém phần hoa mỹ. Trong nhiều tài liệu chính sử, cửa tấn Đà Diễn luôn được ghi chép một cách chi tiết bởi vị trí hiểm yếu, bởi dù muốn hay không, tạo hoá đã sắp bày một lối mở tự nhiên, một cửa ngõ thuận lợi ở miền duyên hải, một đại lộ, mà từ đó có thể liên thông đến vùng lâm lộc trù phú ở vùng cao nguyên phía Tây trong một hành trình dài, gập ghềnh, uốn khúc đầy trắc trở hơn 370 km.

Một con đường hứa hẹn cho những hành trình khám phá

Đó là những hình ảnh điểm xuyết cho một chuyến du hành, nếu bạn thực hiện một hành trình từ biển đến núi trên tỉnh lộ 645, hoặc quốc lộ 25 dọc đôi bờ. Tạm rời xa những mảng màu văn hóa của cư dân ven biển, những ngôi tháp Champa cổ kính, không gian xung quanh sẽ dần lắng đọng với những làng nghề nổi tiếng xứ Nẫu, hình ảnh những ngôi chợ phiên khi tấp nập, khi heo hắt bên sông...Và rồi hãy đến với những bản làng miền núi, nhìn ngắm những ngôi nhà dài, những cô gái Ê Đê vùng thấp xinh tươi trong trang phục truyền thống, và hãy tự chất chứa cho mình những kỷ niệm bên bếp lửa lúc đêm về.

Hãy dành cho mình cơ hội một lần đi lên mạn ngược, trên con đường bộ quanh co uốn khúc, không mấy xa tách với mớn nước dòng sông, hẳn bạn sẽ có nhiều cơ hội để thưởng ngoạn và trải nghiệm sự vô cùng. Cái vô cùng và thăm thẳm của dòng chảy, sự bao la của đất trời, cái nhiệt tình và hiếu khách của người dân nơi thôn dã. Và nếu như có được phép màu để quay ngược thời gian, có lẽ cảm giác này còn được tăng bội phần khi cùng với chiếc xe thổ mộ, với tiếng lóc cóc và nhịp xóc liên hồi của bánh xe gỗ trên con đường đá. Cảnh sắc thay đổi đến choáng ngợp, sự trù phú của những bãi đất bồi, những vườn cây xanh mướt..., và nhất là khi hoàng hôn phủ bóng chiều tà, dòng sông ánh lên sắc vàng ký ức, gợi nhiều hoài niệm trong xao xác cỏ lau.

Sông Ba là thế, như tự bao đời vốn thế, luôn là dẫn chất, là mạch nguồn sự sống của miền đất Phú Yên.

Nguồn: https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/dong-chay-cua-nhung-mang-mau-van-hoa-1017668.ldo