Điều tra việc phân lô bán nền đất nông nghiệp ở Bảo Lộc

UBND tỉnh Lâm Đồngvừa yêu cầu Thanh tra chuyển hồ sơ sang công an điều tra sai phạm trong việc nhiều khu đất nông nghiệp tại Bảo Lộc bị phân lô bán nền. Cùng Mahaland.vn tìm hiểu nội dung chi tiết bên dưới!

Điều tra việc phân lô bán nền đất nông nghiệp ở Bảo Lộc

Động thái này được tỉnh Lâm Đồng đưa ra khi Thanh tra tỉnh vừa có kết luận về trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc trong công tác quản lý, sử dụng đất và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.

Kết quả thanh tra chỉ ra nhiều vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, để người dân hiến đất, tự ý xây dựng đường giao thông, đầu tư hạ tầng, công trình công cộng không có thiết kế, nghiệm thu... nhằm mục đích phân lô, tách thửa. Nhiều trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp có dấu hiệu vi phạm sử dụng đất không đúng mục đích, huỷ hoại đất.

Một số trường hợp sử dụng đất đã hiến, sau đó tiếp tục xây dựng công trình, làm hàng rào, xây dựng nhà bảo vệ... lấn chiếm đất công.

Kiểm tra thực tế, việc đầu tư xây dựng mới các tuyến đường của 9 cá nhân trên địa bàn phường Lộc Phát và xã Đạm B’ri (TP Bảo Lộc) đều không được cấp phép xây dựng, phê duyệt hoặc chấp nhận về hướng tuyến công trình.

Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ diện tích đất được các cá nhân hiến đã tự ý làm đường chưa được chính quyền địa phương "nhận hiến", đưa vào quỹ đất công để quản lý.

Theo cơ quan Thanh tra, lãnh đạo TP Bảo Lộc có biểu hiện buông lỏng công tác quản lý sử dụng đất, hoạt động xây dựng hạ tầng để một số cá nhân tách thửa. Trong khi đó, Phòng Tài nguyên môi trường, Quản lý đô thị và UBND phường Lộc Phát, xã Đam B'ri chưa làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hai năm qua, tình trạng phân lô bán nền trên đất nông nghiệp xảy ra "bát nháo" ở Bảo Lộc làm phá vỡ quy hoạch sử dụng đất, xây dựng, thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Liên quan đến các sai phạm trong việc quản lý đất đai, hàng loạt lãnh đạo, cán bộ TP Bảo Lộc đã bị đình chỉ, luân chuyển công tác.

Thủ tục mua bán đất nông nghiệp như thế nào?

Thủ tục mua bán đất nông nghiệp là gì? Cụ thể, thủ tục mua bán đất nông nghiệp được quy định rõ ràng theo quy trình sau đây:

Bước 1: Hai bên lập hợp đồng đặt cọc mua bán đất nông nghiệp và tiến hành giao - nhận cọc

Hợp đồng đặt cọc mua đất thường được trình bày cụ thể, rõ ràng bằng giấy trắng mực đen, có thể công chứng hoặc không công chứng tùy thuộc vào sự tín nhiệm lẫn nhau giữa các bên tham gia chuyển nhượng.

Hợp đồng đặt cọc phải bao gồm đầy đủ thông tin cá nhân của hai bên mua và bán, thông tin mô tả chi tiết và cụ thể về thửa đất đang tiến hành giao dịch, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thời điểm và phương thức thanh toán, số tiền cọc đã trả và số tiền còn lại cần thanh toán trong những lần thanh toán tiếp theo.

Các thỏa thuận khác của hai bên không được pháp luật quy định cụ thể nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam: Mức bồi thường nếu một trong các bên vi phạm hợp đồng? Thỏa thuận về bên chịu thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, phí công chứng,...

Tìm hiểu thêm về:

Bước 2: Hai bên giao kết và công chứng hợp đồng mua bán đất nông nghiệp

Hai bên tham gia chuyển nhượng sẽ đến văn phòng công chứng nơi có đất để hợp thức hóa hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Hai bên phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cá nhân. Bao gồm giấy căn cước công dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy chứng minh tình trạng hôn nhân. Bên chuyển nhượng (bên bán) cần chuẩn bị giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bước 3: Đăng ký biến động đất đai và sang tên sổ đỏ

Sau khi đã công chứng hợp đồng chuyển nhượng tại văn phòng công chứng, hai bên tham gia giao dịch sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai và xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai.

Hồ sơ cần chuẩn bị các giấy tờ bao gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng và có đủ chữ ký của hai bên
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bên bán cung cấp
  • Các loại giấy tờ tùy thân của hai bên như khi đi làm thủ tục công chứng
  • Người nhận chuyển nhượng cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước và giữ biên lai để đối soát khi được yêu cầu

Khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành xác nhận các nội dung cần thay đổi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. Sau đó tiến hành chỉnh lý thông tin trong giấy chứng nhận, cập nhật biến động vào sổ địa chính.

Cuối cùng, văn phòng đăng ký đất đai trực tiếp bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng hoặc bàn giao thông qua văn phòng UBND cấp xã.

Trong khi mua bán nhà đất cần biết đất nông nghiệp chỉ có thể dùng để sản xuất chứ không thể xây nhà. Vì vậy, bạn cần kiểm tra kỹ loại đất bạn sắp mua thuộc loại nào để tránh các vấn đề, cản trở có thể xảy ra. Chẳng hạn bạn muốn mua bán nhà đất Đà Nẵng, cần cần xem xét kỹ nó ở khu vực nào của Đà Nẵng, công năng sử dụng là gì. Hoặc bạn cũng có thể tìm hiểu trước mục đích sử dụng đất ở các khu vực của Đà Nẵng để đưa ra lựa chọn ban đầu.

Ngoài ra, đừng quên đăng tin mua bán nhà đất tại Mahaland.vn khi có nhu cầu!


Nguồn tham khảo: VnExpress