Công chứng viên sẽ chịu trách nhiệm như thế nào nếu công chứng nhầm giấy tờ giả?

Nếu tôi mua nhà đất mà không may bị kẻ xấu lừa đảo, làm sổ đỏ giả qua mặt công chứng viên, văn phòng công chứng có phải bồi thường thiệt hại? Cùng Mahaland.vn tìm hiểu câu trả lời của luật sư ngay bên dưới!

Luật sư tư vấn

Theo điểm c khoản 2 điều 17 Luật Công chứng năm 2014, công chứng viên phải có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng.

Việc công chứng viên xem xét tính hợp pháp của sổ đỏ nói riêng, giấy tờ khác nói chung là cách để thực hiện nghĩa vụ nói trên. Trường hợp, công chứng viên không phát hiện sổ đỏ, giấy tờ khác là giả gây ra thiệt hại cho khách hàng thì có một phần lỗi của công chứng viên.

Theo khoản 1 điều 38, tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.

Trong trường hợp công chứng viên không phát hiện ra sổ đỏ, giấy tờ khác là giả (do lỗi vô ý) nên thực hiện công chứng cho hợp đồng mua bán nhà đất, gây thiệt hại cho khách hàng, văn phòng công chứng phải liên đới cùng kẻ lừa đảo bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
Công chứng viên với lỗi cố ý (cấu kết với kẻ lừa đảo, biết là giả nhưng làm ngơ cho qua...) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo khoản 2 điều 38, công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trường hợp không hoàn trả, tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.

Luật sư Phạm Thanh Hữu

Đoàn luật sư TP HCM

Các bước, thủ tục công chứng mua bán nhà đất

Để đảm bảo thực hiện giao dịch an toàn và đủ điều kiện pháp lý, hai bên giao dịch cần tuân thủ quy trình thực hiện thủ tục công chứng mua bán nhà đất như sau:

Tìm hiểu thêm:

Bước 1: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu công chứng tại văn phòng

Công chứng viên là phải là người có đủ điều kiện hành nghề, đủ năng lực hành vi dân sự và được nhà nước bổ nhiệm làm việc tại văn phòng công chứng. Công chứng viên có nhiệm vụ tiếp nhận, thẩm định hồ sơ công chứng và giải quyết các yêu cầu công chứng đã đạt đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ và chưa đúng với quy định thì cần trả về cho người cần công chứng và hướng dẫn bổ sung các giấy tờ hợp lệ.

Xem thêm về:

Bước 2. Thực hiện công chứng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng

Trường hợp các bên tự soạn thảo hợp đồng từ trước thì công chứng viên sẽ kiểm tra tính pháp lý của bản hợp đồng. Nếu hợp đồng không phù hợp với các yêu cầu, quy định của pháp luật thì công chứng viên có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Hai bên tham gia giao kết hợp đồng cũng có thể nhờ công chứng viên hỗ trợ soạn thảo hợp đồng và sẽ cần trả phí thù lao.

Sau khi đã hoàn tất hợp đồng hợp lệ, hai bên mua bán sẽ cùng đọc lại, hoặc công chứng viên đọc thành tiếng nội dung của toàn bộ bản hợp đồng để hai bên cùng kiểm tra và sau đó ký tên xác nhận ở cuối hợp đồng mua bán.

Việc công chứng mua bán nhà đất phải được thực hiện tại các văn phòng tỉnh nơi có đất, nhà ở. Trường hợp đặc biệt không phải công chứng tại văn phòng là khi người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng, gặp khó khăn về việc đi lại bởi vấn đề sức khỏe, tuổi tác,...

Thông thường, thời hạn công chứng mua bán nhà đất sẽ diễn ra trong vòng 2 ngày làm việc. Tuy nhiên, với những hợp đồng có tính phức tạp thì sẽ cần nhiều thời gian hơn để xử lý nhưng đảm bảo không vượt quá thời hạn 10 ngày làm việc.

Xem thêm về:

Nguồn tham khảo: VnExpress